watch sexy videos at nza-vids!
Đã Ra Mắt Wap Mới - Click Xem Ngay - TatCa.Yn.Lt - Thế Giới Truyện Và Giải Trí Trong Tầm Tay
Doanhlinh.Sextgem.Com
Wap Giải Trí Đa Phương Tiện
(Hot Nhất Hiện Nay)
Giờ: 02:30 Ngày: 12/05/24
Ai vô xứ Nghệ thì vô
Còn tôi tôi cứ thủ đô tôi về!
Dịch Trang Web - Wap
FACEBOOK
Game GoPet 133 – Game đấu thú cực vui
Đấu thú xuyên Việt,phép thuật hấp dẫn,thời trang sành điệu.
Tải miễn phí
Game Ninja School 130
Game nhập vai Việt Nam được yêu thích nhất trên Mobile
Tải miễn phí
Game Contra Online - Game bắn súng 3D
Game 3D hành động, bắn súng (TPS) nhập vai số một Việt Nam
Tải miễn phí

Bài Thuốc Từ Cây Nghệ | Bài thuốc hay | Thủ Thuật - Mẹo Vặt - Tiện Ích - Doanhlinh.Sextgem.Com - Wap Giải Trí Hot Số 1 Việt Nam
Danh ngôn: Không bao giờ làm phiền người khác về những việc mình có thể làm được.
02-03-2016
Avatar Duy_Doanh [OFF]
Cấp bậc: admin
Hiện nay có khá nhiều bài báo viết về tác dụng của Viên nang nghệ vàng Curcumin. Chất có trong củ nghệ vàng là hoạt chất Curcumin. Nó có tác dụng sinh học rất quí, được các nhà khoa học Mỹ và Việt Nam cho là vũ khí mới trong phòng ngừa, điều trị ung thư và nhiều bệnh nan y khác. Viên nang curcumin là thực phẩm chức năng được sản xuất đóng thành viên rấtthuận tiện cho người sử dụng hàng ngày để phòng chống và hỗ trợ điều trị bệnh.

img

Khả năng chữa bệnh nan y của nghệ vàng
Nghệ vàng còn có tên gọi là khương hoàng. Nghệ vàng vị đắng, tính bình có tác dụng hoạt huyết, làm tan máu và giảm đau. Củ con của nghệ vàng còn được gọi là uất kim, vị cay ngọt, tính mát làm an thần và tan máu tụ. Nghệ vàng được coi là vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa một số bệnh tùy thuộc vào cách dùng đơn thuần hoặc phối hợp nghệ với một số chất khác.
Bệnh ung thư và bệnh AIDS đang là những bệnh hiểm nghèo của thời đại. Nhiều nhà khoa học trên thế giới vẫn đang cố gắng tìm kiếm các thuốc để điều trị bệnh này bất kể là bằng hóa chất hay bằng dược thảo.
Một số đề tài được thực hiện bởi một số nhà khoa học của Viện Khoahọc và Công nghệ Quốc gia là tìm ra tác dụng kỳ diệu của hoạt chất curcumin trong củ nghệ vàng đối với các bệnh nan y. Curcumin là hoạt chất chính của nghệ vàng, chiếm tỷ lệ 0,3% hoạt chất curcumin (tinh nghệ) đã được công nhận là có độ an toàn cao, không chứa tác nhân độc hại (LD50 > 8g/kg thể trọng) và cũng đạt độ tinh khiết cao > 92%. Nhiều nhà khoa học trên thế giới cũng đã nghiên cứu tường tận về cấu trúc hóa học cũng như hoạt tính sinh học của curcumin và khẳng định một số ưu việt nổi bật sau:

1. Curcumin là chất hủy diệt tế bào ung thư vào loại mạnh nhất theo cơ chế hủy diệt bước (Apoptosis) các tế bào ác tính. Chúng làm vô hiệu hóa tế bào ung thư và ngăn chặn không cho hình thành các tế bào ung thư mới mà không làm ảnh hưởng đến các tế bào lành tính bên cạnh. Đây là ưu điểm nổi bật không như một số loại thuốc khác diệt tế bào ác tính cũng diệt luôn cả tế bào lành tính làm cho cơ thể suy kiệt, chán ăn, rụng tóc, buồn nôn. Thậm chí nhiều bệnh nhân tử vong trước khi bệnh tiến triển tốt. Curcumin được coi là chất tiêu biểu nhất cho thế hệ mới các chất chống ung thư vừa rất hiệu lực vừa an toàn và không gây tác dụng phụ. Curcumin có khả năng mạnh mẽ loại bỏ gốc tự do và các loại men gây ung thư có trong thứ căn, nước uống sử dụng hàng ngày cũng như do các loại khác gây nên.Bởi thế curcumin giúp cơ thể vừa phòng ngừa vừa chống ung thư một cách tích cực chứ không phải chỉ dùng khi chữa bệnh. Curcumin rất cần cho người cao tuổi và người có thể trạng kém.

2. Curcumin có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn rất cao trong đó đáng chú ý là khả năng kháng virus HIV/AIDS. Người ta nhận thấy curcumin có khả năng “chặt đứt” một trong các mắt xích của quá trình nhiễm HIV. Curcumin là một chất có triển vọng lớn trong điều trị viêm gan B, C, HIV với giá rẻ.

3. Các tác dụng khác:Curcumin còn có khả năng giải độc và bảo vệ tế bào gan, làm tăng hồng cầu, hạ mỡ máu, xóa bỏ trứng cá, giúp chóng mọc tóc và giảm rụng tóc. Curcumin còn là chất chống viêm và chống oxy hóa điển hình, có thể sử dụng curcumin như một corticoid trong điều trị bệnh mà không sợ gây loãng xương, không gây loét dạ dày.
Trên thế giới hiện nay ở nhiều nướccurcumin được coi như vừa là thuốc vừa là thực phẩm. Trên 20 loại ung thư khác nhau đã được hãng dược phẩm Sabina (Mỹ) bào chế thuốc có curcumin để điều trị. Riêng đối với ung thư máu curcumin mới chỉ làm tăng hồng cầu và chống suy kiệt sức lực.






BÀI 2:

img

Hiện nay, khoa học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học của nghệ đen; gồm: tinh bột 82,6%, tinh dầu 1 - 1,5%, khá nhiều chất tương tự có trong thành phần của nghệ vàng và một số khoáng vi lượng.
Nghiên cứu thực nghiệm trên động vật cho thấy nghệ đen có tác dụng tăng cường sự bài tiết mật rõ rệt trên chuột cống trắng, đồng thời ức chế nhẹ sự tiết dịch dạ dày; giảm tốc độ di chuyển than hoạt trong ruột chuột nhắt trắng. Ngoài ra, nghệ đen còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa.
Các nghiên cứu của một số nước cho thấy, tinh dầu nghệ đen có tính kháng khuẩn. Y học hiện đại dùng nghệ đen để chế rượu bổ trường sinh (Elixir de longue vie) gồm các vị: nghệ đen, lô hội, long đởm thảo, đại hoàng, phan hồng hoa và tá dược.
Theo y học cổ truyền, nghệ đen (nga truật) có vị cay, đắng, tính ôn, vào kinh can; có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, tiêu tích, hóa thực.
Nghệ đen thường được dùng làm thuốc chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi, bế kinh, tích huyết, hành kinh không thông, nhiều máu cục (huyết khối). Liều dùng 3-6g dưới dạng sắc uống hoặc tán bột.
Dưới đây là một số bài thuốc thông dụng có sử dụng nghệ đen.

Bài 1: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, có nhiều huyết khối; bế kinh, máu ra kéo dài, đen, đông thành khối nhỏ. Người bệnh thường kèm theo đau bụng trước khi thấy kinh.
Nghệ đen và ích mẫu, lượng bằng nhau 15g. Sắc uống ngày một thang.

Bài 2: Chữa chứng nôn ở trẻ đang bú: Nghệ đen 4g, muối ăn 3 hạt, đun với sữa cho sôi chừng 5 phút, hòa tan tý chút ngưu hoàng (lượng bằng hạt gạo). Cách dùng: Chia uống nhiều lần trong ngày.

Bài 3: Chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đại tiện phân thối khẳn: Nghệ đen 6g, hạt muồng trâu 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 4: Nghệ đen hoàn: Nghệ đen 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạt cau 40g, đăng tâm (bấc lùng) 16g, nam mộc hương 16g, thanh bì 20g, thanh mộc hương 20g; củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Liều dùng: Ngày uống 8 đến 12g với nước sắc gừng (nướng chín).
Tác dụng: Chữa chứng ăn kém, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột.

Bài 5: Nghệ đen tán: Nghệ đen, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung. Lượng các vị bằng nhau (đều 40g). Tất cả các vị tán bột, hoàn thành viên. Liều dùng: uống 8 đến 12g.
Tác dụng: Bổ khí, dưỡng huyết, trị nhiều bệnh về khí huyết.
Đây là bài thuốc bổ khả dụng, dùng chữa nhiều chứng bệnh thuộc phạm vi chứng suy nhược, tiêu hóa hấp thu kém, thể trạng xanh xao, thiếu máu, dễ cảm vặt... mà “Trung Quốc bách khoa đại từ điển”gọi là chữa bách bệnh (liệt kê 33 chứng bệnh khác nhau).
Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy nếu bài thuốc được làm thành thang sắc uống thì hiệu quả kém hẳn, do việc sắc đã làm thay đổi tính chất bài thuốc, đặc biệt là một số vị thuốc chứa tinh dầu như bạchchỉ, hồi hương... bị bay mất tinh dầu và làm mất cái “hay” của bài thuốc.





BÀI 3:

Nghệ đen có nguồn gốc từ miền Đông Bắc và Trung Ấn Độ. Ngày nay, cây nghệ đen xuất hiện khắp vùng châu Á bao gồm: Malaysia, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Campuchia, Lào, Việt Nam, Trung Quốc… Ở Việt Nam, nghệ đen trồng rộng rãi ở khắp các tỉnh miền núi phía Bắc.
Nghệ đen thuộc họ gừng, có mặt ở một số phương thuốc chữa bệnh trong y học cổ truyền với tên gọi làng a truật. Ngoài ra, trong dân gian chúng còn có một số tên như: nghệ tím, ngải tím, bồng truật, ngải xanh, bồng nga, bồng dược, nghệ đăm…Nghệ đen được đào lên và bào chế bằng cách rửa sạch đất, thái mỏng, phơi khô để sắc (nấu) uống hoặc phơi khô xay bột để dùng dần, có khi tẩm giấm, sao khô…
Củ nghệ đen thường được dùng để chữa một số bệnh về tiêu hóa rất công hiệu.
Theo Đông y, nghệ đen có vị đắng, cay, mùi thơm hăng, tính ấm, vào kinh Can có tác dụng hành khí, thông huyết, tiêu thực, mạnh tì vị, kích thích tiêu hóa, tiêu viêm, tiêu xơ, chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, kinh nguyệt không đều…Trong Trung Quốc bách khoa đại từ điển, nghệ đen được xem là chữa “bách bệnh”.Dưới đây là một số bài thuốc thường dùng.

- Chữa chứng kém ăn, chậm tiêu, đầy hơi, mệt mỏi, lạnh bụng, đại tiện phân sống, nấm mạn tính đường ruột: Nga truật 160g, cốc nha 20g, khiên ngưu (sao) 40g, hạtcau 40g, đăng tâm (bấc lung) 16g, nam mộc hương 20g, củ gấu 160g, tam lăng 160g, đinh hương 16g. Tất cả các vị tán thành bột mịn, hoàn thành viên cho dễ uống. Ngày uống 8-12g với nước sắc gừng (nướng chín).

- Bổ khí, dưỡng huyết, trị bệnh về khí huyết: Nga truật, bạch chỉ, hồi hương, cam thảo, đương quy, thục địa, bạch thược, xuyên khung mỗi thứ 40g. Tất cả đem tán thành bột mịn, hoàn thành viên. Uống ngày 8-12g với nước ấm.

- Ăn uống không tiêu hay trướng bụng, ợ chua: Nga truật 12g, tam lăng 12g, trần bì (vỏ quýt), hương phụ, la bặc tử, sa nhân, thanh bì, chỉ xác mỗi loại 6g, hồ liên 4g, lô hội2g, hồ tiêu 4g. Tất cả đem tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 4-8g với nước ấm.

- Trị đau bụng do bế kinh: Nga truật, xuyên khung, xích thược, quy vĩ, bạch chỉ, hương phụ mỗi loại 6g, thục địa 12g. Tất cả đem tán thành bột mịn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6-12g với nước ấm. Hoặc có thể sắc uống, đem những vị thuốc trên nấu với 600ml nước còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn dùng nghệ đen tán thành bột uống với mật ong để chữa trị viêm loét dạ dày cũng có hiệu quả. Chúng còn được chiết xuất lấy dầu, được nghiên cứu hỗ trợ điều trị ức chế và phá tế bào ung thư gan…

Lưu ý: Do tác dụng hoạt huyết phá ứ rất mạnh nên nghệ đen không được dùng cho phụ nữ có thai và những người bị rong kinh.

Loài cây dễ trồng
Nghệ đen là loài cây thảo, cao 1-1,5m, thân rễ có vân ngang và khía dọc, mang những củ hình trụ, thân rễ còn mang củ hình trái xoan hoặc hình trứng, màu trắng, có cuốn dài và mảnh. Lá hình mũi mác,không cuống, có bẹ dài ở gốc, đầu nhọn có đốm tía dọc theo gân giữa ở mặt trên.
Nghệ đen thường mọc thành khóm,đôi khi trở thành quần thể trên đất ẩm, gần bờ suối trong thung lũng hay trên nương rẫy. Cây ưa sáng và chịu nóng. Vào giữa mùa xuân, từ thân rễ mọc lên nhiều thân khí sinh. Song trong khóm thường chỉ có một thân chính sinh ra từ thân rễ. Phần thân rễ này gọi là “củ cái”,chỉ tồn tại được 2 năm rồi tự thối rữa, để lại các phần thân rễ non hơn phát triển thành những “củ cái”mới. Có thể trồng nghệ đen bằng củ rễ vào mùa xuân, thu hoạch vào mùa đông. Khi thu hoạch, chọn củ non có mầm để làm giống.

Chất curcumin trong củ nghệ có tác dụng trợ tiêu hóa do thúc đẩy sự co bóp túi mật, nhưng lại không làm tăng tiết axit dạ dày. Curcumin cũng ức chế được các khối u ở bộ phận này. Do đó, nghệ là dược phẩm tốt đối với bệnh nhân viêm loét dạ dày, tá tràng.
Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Có thể dùng nghệ với liều lượng 1-6 g/ngày (dưới dạng bột hoặc thuốc sắc) để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh. Để điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật o­ng.
Mật o­ng là vị thuốc phổ biến trong y học cổ truyền. Nó được sử dụng làm thuốc bổ cho người lớn và trẻ em, chữa bệnh loét dạ dày và ruột, an thần, viêm họng… với liều 20-50 g/ngày. Mật o­ng cũng thường được dùng làm tá dược chế thuốc viên hay các dạng thuốc khác. Theo các kết quả nghiên cứu của Nga, mật o­ng giúp giảm axit trong dạ dày, làm hết các triệu chứng đau xót khó chịu của bệnh loét dạ dày và ruột. Sau một thời gian điều trị bằng mật o­ng, các bệnh nhân đều lên cân, tiêu hóa tốt.
Tại Việt Nam, thuốc nghệ mật o­ng (phối hợp với nhau) đã được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị loét hành tá tràng. Họ được dùng mỗi ngày 12 g bột nghệ trộn với 6 g mật o­ng. Sau 8 tuần, 50% bệnh nhân hết các triệu chứng lâm sàng,các vết loét đều lành.
Đã có nhiều dược phẩm chữa bệnh đường tiêu hóa được điều chế từ nghệ và mật o­ng; chẳng hạn như thuốc viên “Mật o­ng nghệ” (điều trị bệnh dạ dày) của Công ty Đông Nam dược Thanh Thảo (Hà Nội) và thuốc “Melamin” (bổ dưỡng, phòng và trị các bệnh lý dạ dày, gan mật)của Viện Y học dân tộc TP HCM. Người dân có thể mua các loại thuốc nghệ - mật o­ng nói trên hoặc tự chế biến để dùng theo hướng dẫn của thầy thuốc.






BÀI 4:

Các nhà khoa học Mỹ ngày 9/2 cho biết, những nghiên cứu trên động vật cho thấy, một loại thuốc mới làm từ thành phần hóa chất trong cây nghệ có thể giúp tái sản sinh các tế bào não sau đột quỵ.
CNB-001 - hợp chất phân tử được làm với curcumin, chất màu vàng tự nhiên có nguồn gốc từ một loại thảo dược lưu niên có tên gọi là cây nghệ và rất phổ biến trong các thực phẩm ở Nam Á và Trung Đông, đặc biệt là bột cari.
Trình bày phát hiện trên tại Hội thảo đột quỵ quốc tế của Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nhà khoa học Paul Lapchak thuộc Trung tâm Y học Cedars-Sinai cho biết rằng, khi các chủ thỏ hấp thụ loại thuốc này trong một tiếng, tương đương với ba tiếng ở người, nó "đã giảm đột quỵ."
Hiện nay, mới chỉ có một liệu pháp chữa trị được phê chuẩn đặc trị đột quỵ do chứng thiếu máu cục bộ nên máu không lên não, mang tên tissue plasminogen activator (tPA).Loại thuốc này được tiêm vào tính mạch để làm tan biến những cục nghẽn va phục hồi dòng chảy của máu. Do đó, CNB-001 là một bước đột phá quan trọng, giảm thiểu đau đớn cho người bệnh mà rất hiệu quả.






BÀI 5:

Nghệ là cây thảo mộc sống lâu năm, thuộc họ gừng (Zingiberaceae), thân rễ có củ nằm dưới đất, được dùng từ lâu đời làm gia vị, thuốc nhuộm vải và thuốc kích thích ăn uống trong y học. Nghệ còn được dùng như một loại mỹ phẩm giúp da hồng hào tự nhiên.
Ở vùng Ấn Độ và nó được trồng ở vùng đồng bằng và trên các đảo. Nghệ được dùng từ lâu để chữa viêm loét dạ dày-tá tràng, viêm gan, vàng da, kinh nguyệt không đều, bế kinh, tổn thương tụ máu do té ngã, thấp khớp, mụn nhọt, ghẻ lở.


Thời vụ trồng:
Miền Bắc:
Trồng và mùa xuân, khi tiết trời có mưa phùn, đất đã đủ ẩm (tháng 2-tháng 4).

Miền Nam: Trồng vào đầu mùa mưa "tháng 5, tháng 8" tuỳ khí hậu từng vùng.
Làm đất để trồng nghệ dưới tán rừng
- Trồng rừng thưa có độ che 0,6 ở những nơi có điều kiện khí hậu và đất đai phù hợp với điều kiện trồng nghệ, tiến hành làm đất dăm ba ngày trước khi trồng.
- Chọn những khoảng đất trồng dưới tán rừng, chỗ không vướng rễ cây lớn, cuốc hố đường kính rộng 80-100cm, sâu 20-25 cm, băm nhỏ đất trong hố.
- Ở các khu rừng trồng chưa khép tán có lập địa phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây nghệ cũng tiến hanh làm đất tròng nghệ dăm ba ngày trước khi trồng. Đất được đào thành rạch rộng 50-60 cm, sâu 20-25 cm ở chính giữa và song song với hàng cây trồng rừng. Đất trong rạch được băm nhỏ.

Kỹ thuật và mật độ trồng:
Trồng nghệ sau những ngày có mưa, đất hoàn toàn ẩm. Moi 3 hốc ở hố trồng, hốc các nhau khoảng 25 cm tạo thành đỉnh cảu tam giác đều. Mỗi hốc đặt một khúc nghệ giống. Không phủ đất quá dày, mầm chồi không mọc lên được sẽ bị thối.
Khi trồng nghệ lên loại đất không được tốt lắm thì có thể bón lót trước khi trồng. Mỗi hốc bón lót 1 kg phân hữu cơ trộn với đạm ure theo tỷ lệ 10% phân đạm hoá học. Mỗi ha trồng khoảng 25.00 khúc giống.
Khi mầm nghệ mọc vươn lên khỏ mặt đất và ra được 2-3 lá thì xới xáo quanh gốc và vun đất vén gốc cho cây nghệ mới mọc. Thường xuyên nhổ bỏ cỏ dại để mọc chen lấn nghệ. Hai tháng tiếp theo mỗi tháng vun xới gốc nghệ một lần. Bón phân lót: trước khi xới đất tác cuối, tiến hành rãi 2 tấn phân hữu cơ, toàn bộ Super lân và 5 kg Kali đều khắp mặt ruộng rồi xới trộn cho đều, sau đó lên líp.

Khoảng cách và mật độ trồng:
Có thể áp dụng một trong các khoảng cách trồng như sau: 40 x 30 cm; 50 x 20 cm đối với liếp đôi, hoặc 70-20 cm đối với liếp đơn.
- Nếu trồng theo khoảng cách 50-20 cm thì lên liếp rộng 1 m, trồng hai hàng dọc, hàng cách hàng 50 cm và cây cách cây 20 cm.
- Nếu trồng theo khoảng cách 40-30 cm thì mặt liếp rộng 1,2 m, trồng hàng cách hàng 40 cm, cây cách cây 30 cm.
- Nếu trồng theo khoảng cách 70-20 cm thì liếp rộng 1,2 m, trồng hai hàng dọc theo liếp, hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 20 cm.
Sau này khi vun gốc, tiến hành lấy đất ở giữa liếp đấp vào hai hàng nghệ hai bên, tạo thành liếp đơn như giồng khoai lang.

Cách đặt hom giống:
Đào hốc sâu 10 cm, bằm đất dưới hốc thật nhuyễn, rãi Basudin xuống hốc 2 kg/1.000 m2, đặt củ nghệ xuống đè cho tiếp xúc với đất rồi phũ lên một lớp phân hữu cơ 5-7 cm, dùng thùng vòi búp sen tưới đẩm rồi phũ lên một lớp rơm dầy giữ ẩm.
Chăm sóc

Tưới nước:
Tưới 2 lần/ngày bằng thùng vòi búp sen đều đặn.

Bón phân:
Tổng lượng phân cần dùng cho 1.000 m2: Urea 50 kg, Super lân 100 kg (bón lót toàn bộ), Kali 10 kg (bón lót 5 kg).
Khi nghệ lên cây khoảng 30% thì pha một muỗng canh ure vào thùng 20 lít tưới. Tưới 2-3 lần mỗi lần cách nhau 4-5 ngày.
Khi thấy bụi nghệ có từ 2-3 cây con tiến hành bón thúc 7 ngày một lần với liều lượng 5 kg ure rãi cách gốc 10 cm. Mỗi tháng kết hợp làm cỏ và xới xung quanh chống lèn đất.
Kali còn lại bón rãi vào 90 ngày sau khi trồng.

Vun gốc:
Tiến hành vun gốc khi câycó 3-4 cây con/bụi, bỏ phân hữu cơ thẳng vào gốc cao khoảng 5 cm. Sau đó đấp lên một lớp đất mỏng khoảng 1-2 cm.
Biện pháp tốt nhất là trộn 50% đấtvà 50% phân hữu cơ để vun gốc. Khi thấy củ non lồi lên mặt đất thì vun gốc tiếp tục.

Làm cỏ:
Làm cỏ xới gốc: cần làm sạch cỏ dại, kết hợp xới xáo làm cho đất thoáng xốp tránh được hiện tượng lèn đất
- Trồng xen: việc trồng xen trên ruộng nghệ vào mùa khô có ý nghĩa rất lớn. Ngoài việc làm tăng thu nhập nó còn giúp giữ ẩm, che mát và thúc bách chúng ta tưới nước cho nghệ
Cây trồng xen được chọn là điều đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.






BÀI 6:

Mô tả:
Cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 1m. Thân rễ phát triển thành củ hình khối, trên đó sinh ra nhiều rễ trụ có màu vàng cam. Rễ to, mọc từ rễ củ, đoạn cuối luôn phình to ra thành hình thoi. Lá mọc so le, có bẹ, hình dải rộng. Hoa màu vàng xếp thành bông hình trụ ở ngọn thân; lá bắc màu lục hay màu trắng nhạt pha hồng ở chóp lá. Quả hình cầu, có 3 ô.

Bộ phận dùng:
Thân rễ - Rhizoma Curcumae Longae, thường gọi là Khương hoàng.
Nghệ hay Nghệ vàng – Curcuma longa L., thuộc họ Gừng – Zingiberaceae.

Nơi sống và thu hái:
Gốc ở Ấn Độ, được trồng lấy thân rễ làm gia vị và làm thuốc. Thân rễ thường được thu hái tháng 8, tháng 9, cắt bỏ hết rễ để riêng. Muốn để lâu, phải hấp trong 6-12 giờ, sau đó để ráo nước đem phơi nắng hay sấy khô.

Thành phần hoá học:
Củ Nghệ chứa 4-6% tinh dầu màu vàng nhạt, mùi thơm (ở Nghệ tươi 2,24%) mà thành phần gồm 25% carbur terpenic, zingiberen và 65%ceton sesquiterpenic, các chất turmeron, arturmeron; còn có các chất curcuminoid trong đó có curcumin (0,3-1,5%) desmethoxycurcumin. Curcumin là dạng tinh thể màu đỏ ánh tím không tan trong nước, tan trong acid, trong kiềm.

Tính vị, tác dụng:
Nghệ có vị đắng, cay, mùi thơm hắc, tính ấm; có tác dụng hành khí phá ứ, thông kinh chỉ thống. Người ta cũng biết được là curcumin có tác dụng tiêu mủ, lên da non, tác dụng thông mật, làm tăng sự bài tiết mật của tế bào gan, phá cholesterol trong máu. Tinh dầu Nghệ có tác dụng diệt nấm ngoài da và cũng như curcumin có tác dụng kháng khuẩn.

Công dụng:
Thường dùng chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng khí trướng đau nhức, đau liên sườn dưới khó thở, sau khi đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục trong bụng, bị đòn ngã tổn thương ứ huyết, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp,tay chân đau nhức.

Liều dùng:
4-12g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy Nghệ tươi vắt nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da. Còn dùng dạng bột 2-4g, chia làm hai lần.

Đơn thuốc:
1. Vàng da: Nghệ, Nghệ đen, Cỏ cú, quả Quất non, tán bột, trộn với mật ong làm viên.
2. Cao dán nhọt: Nghệ 60g, củ Ráy 80g, Nhựa thông 40g, Sáp ong 40g, Dầu vừng 80g. Gọt sạch Ráy, giã nhuyễn, nấu nhừ với nhựa, dầu, sáp, Nghệ rồi phết vào giấy mỏng. Dùng dán mụn nhọt.
3. Thuốc rửa âm đạo (bài thuốc tâm đắc ở An Giang): Bột Nghệ vàng (Nghệ xà cừ) 30g, Phèn chua phi 20g, Hàn the 20g, nước 500ml. Nấu sôi 15 phút rồi lọc sạch. Nấu sôi lại một lần nữa. Để nguội, dùng nước này bơm rửa trong âm đạo.


Ghi chú:
Người cơ thể hư nhược, không có ứ trệ, không nên dùng.

Sưu tầm: Doanhlinh
Đã chỉnh sửa bởi: Duy_Doanh lúc: 02-03-2016
Tổng Số: 1
Chia sẻ:Google Plus Twitter Facebook
BBCode:

Link:

Tiêu đề:
Bình Luận
Bạn Đã Xem Chưa?
Từ khóa: Cây , Nghệ , Từ , Thuốc , Thuốc
Trang Chủ
Cùng hòa mình vào những cung bậc cảm xúc với những mẩu truyện hay nhất - Wap luôn cập nhật những tin tức, thủ thuật, kinh nghiệm hay và hot... Chúc bạn online vui vẻ với Doanhlinh.Sextgem.Com
Trò chơi - Ứng dụng
Bộ Sưu Tập Games Online Siêu Khủng (Cực Hay Và Hot Dành Cho Mọi Đời Máy)
Bộ Sưu Tập Games Offline Siêu Khủng (Cực Hay Và Hot Dành Cho Mọi Đời Máy)
Kho Games Java (Đa Màn Hình)
Kho Games Symbian S60v1-v2
Ẩm thực - Âm nhạc
Đọc truyện - Giải trí
Thủ thuật - Mẹo vặt - Tiện ích
Kinh nghiệm Lô - Đề
XEM MÃ SỐ BÍ MẬT CÁC HÃNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG :



Menu Nhanh :



Tìm Nhanh Trong Wap:

Mọi ý kiến đóng góp các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng bằng cách nhấn "Vào Đây" hoặc các bạn có thể thêm "FaceBook" của Admin để tiện liên lạc..!
Đang Online:

Hôm nay: 90
Tuần này: 606
Tháng này: 965
Tổng cộng: 918355
C-STAT
Thế giới truyện hay và hot nhất hiện nay: TruyenDoc.Yn.Lt