watch sexy videos at nza-vids!
Đã Ra Mắt Wap Mới - Click Xem Ngay - TatCa.Yn.Lt - Thế Giới Truyện Và Giải Trí Trong Tầm Tay
Doanhlinh.Sextgem.Com
Wap Giải Trí Đa Phương Tiện
(Hot Nhất Hiện Nay)
Giờ: 07:39 Ngày: 02/05/24
Trông mày khôn lắm cơ thằng ngu ạ.
Dịch Trang Web - Wap
FACEBOOK
Game GoPet 133 – Game đấu thú cực vui
Đấu thú xuyên Việt,phép thuật hấp dẫn,thời trang sành điệu.
Tải miễn phí
Game Ninja School 130
Game nhập vai Việt Nam được yêu thích nhất trên Mobile
Tải miễn phí
Game Contra Online - Game bắn súng 3D
Game 3D hành động, bắn súng (TPS) nhập vai số một Việt Nam
Tải miễn phí



Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa một số Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam.
[Phần 11].

Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn 2013, Doanhlinh xin trích đoạn từ cuốn sách "Tiếng Việt lí thú" của tác giả Duy Doanh.

Các bài viết giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất phù hợp cho các bạn học sinh đang học trên ghế nhà trường từ Tiểu học đến THCS, THPT.
Và dành cho một số độc giả muốn tìm hiểu thêm về danh ngôn, ca dao, tục ngữ Việt Nam...



Phần 11 bao gồm các thành ngữ tục ngữ với vần V, X.



Vén tay áo sô đốt nhà tang giấy

Áo sô là áo của người có đại tang (tang bố mẹ), nhà tang giấy là nhà làm bằng giấy có khung bằng nứa để đậy trên quan tài khi làm lễ tang. Khi ra đến huyệt, sau khi chôn cất xong, người ta thường đốt nhà tang giấy. Vén tay áo sô thì không khó gì vì áp sô bằng vải mỏng và rộng tay. Đốt nhà tang giấy cũng rất dễ. Câu này ý nói làm một việc rấ dễ dàng chóng xong. (Thời xưa, chỉ nhà giàu mới làm nhà tang giấy. Các nhà thường dân dùng chung nhà tang bằng gỗ của phe giáp).



Vênh váo như khố rợ phải lấm

Câu này thường bị nói nhầm thành “Vênh váo như bố vợ phải đấm”.
Ngày trước, nhiều người nghèo đến mức không có vải để đóng khố, phải dùng vỏ một loại cây, ngâm nước rồi đập thành mảng cho mềm để đóng khố (chăn sui khố rợ). Đóng khố có yêu cầu là kín hai bên nhưng khố rợ khi lấm bùn thì không mềm như vải mà cứng lại, tạo nên sự vênh váo.
Trong một cuộc tọa đàm ở Viện khoa học Giáo dục (1965), nhà văn Nguyễn Công Hoan cũng tán thành cách giải thích này nhưng ông còn nói thêm câu “Vênh váo như bố vợ cậu ấm”. Cậu ấm là con quan, người được thông gia với quan cũng dễ lên mặt, dễ vênh váo với thiên hạ lắm chứ. Doanhlinh xin nêu để bạn đọc tham khảo thêm.



Vung tay quá chán

Vung là động từ chỉ hoạt động nhanh, mạnh khi ném một vật gì. Vung còn đi với các từ vung vãi, vung phí.
Quá chỉ ý vượt quá hơn mức bình thường như thái quá, quá trớn. Thành ngữ này nói lên sự vung phí tiền của thái quá so với mức cần thiết và có nhiều đặc điểm chung với thành ngữ “Ném tiền qua cửa sổ”. Song thành ngữ Vung tay quá chán có ý nghĩa và cách dùng rộng hơn nghĩa là không chỉ nói về chi tiêu hoang phí mà còn nói về bất kì sự chi dùng hoang phí nào.



Xắn tay quai cồng

Cồng là một loại chiêng nhỏ dùng để làm hiệu lệnh. Quai cồng thường là loại dây thừng to và bề. Khi đánh, một tay xách quai, một tay dùng để gõ vào mặt cồng. Người phụ nữ xưa mặc váy dài. Khi làm việc, họ phải buộc một dây thừng vào bụng và giắt cặp váy vào dây cho váy cao lên khoảng đầu gối để đỡ vướng.
Thành ngữ này dùng để chỉ những người phụ nữ tháo vát, lam lũ. Cũng có khi dùng chỉ những người phụ nữ đanh đá.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến trong câu đối khóc vợ cũng có hình ảnh này: “Nhớ bà xưa, xắn tay quai cồng, chân đăm đá chân chiêu, vì tớ đỡ đần trong mọi việc”.



Xấu như ma lem

Ở Trung Quốc ngày xưa có 4 người đẹp và 5 người xấu được ghi trong sử sách và truyền vào nước ta.
Bốn người đẹp là: Tây Thi (đời Xuân Thu), Chiêu Quân (đời Hán), Điêu Thuyền (đời Tam Quốc), Dương Quý Phi (đời Đường).
Năm người xấu nhất nước là: Mô Mẫu (vợ hoàng đế Trung Hoa cổ đại).
Chung Vô Diệm (vợ vua Tề Tuyên Vương thời Chiến Quốc).
Mạnh Quang (vợ danh sĩ Lương Hồng đời Hậu Hán).
Nguyên Nữ (vợ danh sĩ Hứa Doãn đời Đông Tấn).
Hoàng Thi (vợ Khổng Minh Gia Cát Lượng).
Trong số này, Chung Vô Diệm là xấu nhất. Bà chính họ là Chung Li, tên là Xuân, người đất Vô Diệm, tỉnh Sơn Đông (chính bà này được người đời gọi xấu như ma lem).
Sách xưa ghi lại hình dáng bà như sau: tóc đỏ, mắt xanh, môi dày, miệng rộng, bụng phệ, lưng gù, da sạm.
Tại sao Tề Tuyên Vương lại lấy bà này làm chính phi? Bà rất tài trí tinh thông văn võ. Năm 40 tuổi, bà xin gặp mặt vua. Chỉ trong một buổi đối thoại, Tề Tuyên Vương đã bị thuyết phục. Khi nhà vua hỏi về việc nước bà thưa “Nước Tề bị nước Tấn uy hiếp ở phía tây, nước Sở uy hiếp ở phía nam, đó là nguy cơ thứ nhất. Nhà vua làm nhọc sức dân, hao tiền tốn của, đó là nguy cơ thứ hai. Trong triều hiếm người hiền, trọng kẻ nịnh, đó là nguy cơ thứ ba. Đấng quân vương ham mê tửu sắc, không sửa sang chính trị trong nước, đó là nguy cơ thứ tư”.
Trước những lời thẳng thắn, cương trực của Chung Li, Tề Tuyên Vương đã bừng tỉnh và nói: “Nếu không có lời nói của nhà ngươi thì quả nhân không bao giờ biết được lỗi lầm của mình”. Vua liền lập Chung Vô Diện làm chính phi để giúp mình trông coi việc nước.
Câu chuyện này nhập vào nước ta cũng có ý sâu xa, vì bà này tuy dung nhan xấu nhưng công, ngôn, hạnh lại nổi bật.



Xập xí xập ngầu

Đây là một thành ngữ gốc Hán, do Hoa kiều ở Quảng Đông, Phúc Kiến dùng và đã nhập vào kho thành ngữ tiếng Việt.
Hoa Kiều phát âm là “xập xí xập ngầu” nhưng nếu đọc theo âm Hán Việt là “tập tứ thập ngũ” (mười bốn mười lăm). Nghĩa của thành ngữ này là: mười bốn nói là mười lăm, mười lăm nói là mười bốn, không minh bạch rõ ràng. Tiếng Việt có từ “ù xịa” cũng dùng để chỉ khái niệm này.
Từ ngữ gốc Hán đọc theo âm Quảng Đông có khá nhiều.
Ví dụ:
- Lục tàu sá (lục đậu sa = chè đậu xanh).
- Mì chính (vị tinh = một loại tinh chất dùng làm gia vị).
- Bát bảo lường xà (bát bảo lương trà = một loại trà chế bằng 8 vị thuốc quý).
Hình ảnh loài vật trong thành ngữ
Trong tiếng Việt, nhân dân ta thường mượn hình tượng các con vật để tả vẻ xấu, đẹp, tính lành dữ của con người. Lối so sánh này giàu tính nghệ thuật và trí tưởng tượng là cho tiếng Việt thêm giàu, thêm đẹp.
1. Muốn thể hiện vẻ xấu đẹp về diện mạo, ta thường nói: mắt bồ câu, mày ngài mắt phượng, ti hí mắt lươn, trơ mắt ếch, tròn xoe như mắt ốc nhồi, trắng dã như mắt lợn luộc, đỏ hoe như mắt cá chày, lông mày sâu róm, mũi sư tử, dô như trán khỉ, mồm cá ngão, mồm loa mép giải, nhăn như khỉ ăn gừng, mặt dài như mặt ngựa…
2. Muốn thể hiện hình dáng, ta thường nói: gầy như xác ve, béo như lợn ỉ, thắt đáy lưng ong, mình cá trắm, gù lưng tôm, đùi dế, cổ cò, chân dài như chân sếu, to như chân voi, tay dài như vượn, đen như quạ, béo như cun cút…
3. Muốn thể hiện tính nết, phong cách, ta thường nói: nhanh như sóc, chậm như rùa, yếu như sên, khỏe như trâu, mạnh như hổ, hôi như cú, hôi như chuột chù, dốt như bò, chữ như gà bới, lủi như cuốc, ngu như lợn, học như cuốc kêu mùa hè, thẳng như ruột ngựa, dai như đỉa đói, ngang như cua…
4. Hình ảnh loài vật còn được dùng để thể hiện hoàn cảnh đời sống như:
Chuột sa chĩnh gạo, tu hú đẻ nhờ, sẵn tổ như tu hú, dã tràng xe cát, tò vò nuôi nhện…

Nguồn: Doanhlinh

[Trang 1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11]
XEM MÃ SỐ BÍ MẬT CÁC HÃNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG :



Menu Nhanh :



Tìm Nhanh Trong Wap:

Mọi ý kiến đóng góp các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng bằng cách nhấn "Vào Đây" hoặc các bạn có thể thêm "FaceBook" của Admin để tiện liên lạc..!
Đang Online:

Hôm nay: 1
Tuần này: 1
Tháng này: 1
Tổng cộng: 2950
C-STAT
Thế giới truyện hay và hot nhất hiện nay: TruyenDoc.Yn.Lt