watch sexy videos at nza-vids!
Đã Ra Mắt Wap Mới - Click Xem Ngay - TatCa.Yn.Lt - Thế Giới Truyện Và Giải Trí Trong Tầm Tay
Doanhlinh.Sextgem.Com
Wap Giải Trí Đa Phương Tiện
(Hot Nhất Hiện Nay)
Giờ: 19:58 Ngày: 02/05/24
Ai vô xứ Nghệ thì vô
Còn tôi tôi cứ thủ đô tôi về!
Dịch Trang Web - Wap
FACEBOOK
Game GoPet 133 – Game đấu thú cực vui
Đấu thú xuyên Việt,phép thuật hấp dẫn,thời trang sành điệu.
Tải miễn phí
Game Ninja School 130
Game nhập vai Việt Nam được yêu thích nhất trên Mobile
Tải miễn phí
Game Contra Online - Game bắn súng 3D
Game 3D hành động, bắn súng (TPS) nhập vai số một Việt Nam
Tải miễn phí



Tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa một số Thành ngữ, Tục ngữ Việt Nam.
[Phần 5].

Nhân dịp năm mới Nhâm Thìn 2013, Doanhlinh xin trích đoạn từ cuốn sách "Tiếng Việt lí thú" của tác giả Duy Doanh.

Các bài viết giới thiệu nguồn gốc và ý nghĩa của một số thành ngữ, tục ngữ Việt Nam rất phù hợp cho các bạn học sinh đang học trên ghế nhà trường từ Tiểu học đến THCS, THPT.
Và dành cho một số độc giả muốn tìm hiểu thêm về danh ngôn, ca dao, tục ngữ Việt Nam...



Phần 5 bao gồm các thành ngữ tục ngữ với vần G.



Gái thương chồng đương đông buổi chợ
Trai thương vợ nắng quái chiều hôm

Câu tục ngữ này có rất nhiều cách giải thích. Sở dĩ có nhiều cách hiểu vì cụm từ “đương đông buổi chợ” và “nắng quái chiều hôm” được hiểu với nghĩa khác nhau. Dưới đây xin nêu một vài cách hiểu đó:
1. Hiểu đây là lời khuyên, không phê phán ai cả
“Đương đông buổi chợ” được hiểu là thời son trẻ duyên dáng của người phụ nữ, có nhiều chàng trai để ý đến.
Tình thương chồng được thể hiện rõ khi cô ta còn nhan sắc, nhiều người để ý nhưng vẫn một mực chung thủy với chồng. “Nắng quái chiều hôm” được hiểu là thời người con gái đã xế chiều, nhan sắc tàn phai và khuyên chồng nên chung thủy cả khi vợ đã luống tuổi.
2. Hiểu câu này chỉ mức độ tình yêu giữa nam và nữ một cách khách quan, không phê phán ai cả.
Hiểu tình yêu của người phụ nữ đầy đặn, mặn mà như buổi chợ đương đông còn tình yêu của nam giới thì bồng bột, rực rỡ nhưng mau tàn như nắng quái chiều hôm.
3. Hiểu câu này theo cách phê phán
Tình yêu của người phụ nữ đậm đà bền chặt như buổi sáng lúc đương đông buổi chợ.
Tình yêu của nam giới chỉ thoáng qua, mau tắt ngấm như buổi chiều, lúc nắng quái chiều hôm.
Cho đến nay những cách hiểu khác nhau vẫn tồn tại và chắc còn nhiều cách hiểu khác.
Chúng ta chưa có cơ sở để lựa chọn và khẳng định.



Gần nhà giàu đau răng ăn cốm
Gần kẻ trộm ốm lưng chịu đòn

Nhân dân ta rất coi trọng láng giềng “Bán an hem xa mua láng giềng gần”. Nhưng hai loại láng giềng “nhà giàu” và “kẻ trộm” thì lại khổ cho láng giềng.
Câu này được hiểu là “Gần nhà giàu khổ như đau răng lại nhai cốm, gần kẻ trộm khổ như đang ốm lại phải đánh đòn”.
Vì sao vậy? Láng giềng giàu thường ít thích giao tiếp với hàng xóm nghèo nên khi tối lửa tắt đèn ít nhờ vả được nhau. Gần kẻ trộm thì dễ mất trộm hoặc có khi bị đòn oan. Câu này khuyên ta nên chọn láng giềng mà ở. (Cũng có người giải thích là gần nhà giàu thì được ăn nhiều đến mức đau cả răng. Giải thích cách này không hợp lô gích).



Già kén kẹn hom

Trong các sách thành ngữ đều giải thích: Tình duyên lỡ làng vì quá kén chọn.
Trong cuốn tục ngữ lược giải của Lê Văn Hòe giải thích như sau:
Già kén là kén kĩ quá, kén nhiều quá.
Kẹn hom là giơ xương ra, ý nói già yếu gầy guộc, giơ xương.
Câu này ý nói: kén chọn kỹ quá thì người già mất.
Giải nghĩa như trên không có gì sai. Nhưng câu này gốc là “Già kén kẹn hom” và chỉ thấy trong từ điển của Gensibrel (1893) ghi là chẹn và dịch tiếng Pháp là serer (tức xương hom bị chẹn lại). Câu này có nghĩa là già kén (kén chồng) thì lấy chồng muộn (vãn hôn) và dễ mắc bệnh chẹn hom. Một số thầy thuốc có nói bệnh chẹn hom là bệnh khi sinh nở lần đầu, xương hom – không giãn nở to, khó sinh và dễ chết cả mẹ lẫn con.
Vì vậy, ngày trước có bài thuốc chữa bệnh chẹn hom để làm cho dây chằng dễ giãn khi đẻ. Nếu hiểu như vậy thì câu thành ngữ này khuyên phụ nữ đừng kén chọn quá dễ nguy hiểm đến tính mệnh.
Câu thành ngữ này cũng còn có cách giải thích khách như: Kén là kén tằm (danh từ) nếu để kén đã bị bướm cắn thủng (già kén) thì khó kéo tơ. Cách giải thích này rất xa với nghĩa ta thường hiểu.



Giấy rách phải giữ lấy lề

Sách chữ nho ngày trước thường phải đóng lề ở gáy để kết chặt các tờ thành quyển. Khi viết, ở phần lề được để trắng, rông độ 3 centimet theo chiều dọc. Trong quyển sách, lề là phần gốc, nếu lề bị hỏng thì toàn quyển sách sẽ bung ra hết. Dù giấy có rách, phần gốc vẫn cần bảo tồn.
Câu thành ngữ này khuyên ta nên giữ vững truyền thống, nề nếp của gia đình. Lề từ nghĩa đen đã được mở rộng để chỉ những phong tục tốt đẹp trong câu “Đất có lề, quê có thói”.



Gió táp mưa sa

Thành ngữ này có 2 nghĩa: nghĩa hẹp chỉ sự vất vả ở đời. Nhưng trong văn học, gió táp mưa sa lại dùng để chỉ người có tài làm câu thơ, tứ thơ đều nhanh như gió mưa do câu Phong vũ thôi thì tứ (tứ thơ đẩy đến ào ạt như gió mưa).
Tay tiên gió táp mưa sa
Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu.
(Truyện Kiều).



Gương vỡ lại lành

Thành ngữ này nói ý hàn gắn, đoàn tụ, sự thay đổi từ xấu thành tốt trong đời sống.
Điển tích xưa chép câu chuyện như sau:
Từ Đức Ngôn yêu công chúa Nhạc Xương nhưng vì loạn lạc, hai người phải xa nhau. Họ bẻ đôi chiếc gương, mỗi người giữ một nửa. Về sau, Đức Ngôn lên kinh đô, thấy có người bán mảnh gương vỡ. Nhờ manh mối đó, Đức ngôn đã tìm được người yêu, hai mảnh chắp lại thành gương cũ.
Bây giờ gương vỡ lại lành
Khôn thiêng lừa lọc đã đành có nơi.
(Truyện Kiều).
Đời ta gương vỡ lại lành
Cây khô cây lại đâm cành nở hoa.
(Tố Hữu).

Nguồn: Doanhlinh

[Trang 1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11]
XEM MÃ SỐ BÍ MẬT CÁC HÃNG ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG :



Menu Nhanh :



Tìm Nhanh Trong Wap:

Mọi ý kiến đóng góp các bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng bằng cách nhấn "Vào Đây" hoặc các bạn có thể thêm "FaceBook" của Admin để tiện liên lạc..!
Đang Online:

Hôm nay: 1
Tuần này: 1
Tháng này: 1
Tổng cộng: 4327
C-STAT
Thế giới truyện hay và hot nhất hiện nay: TruyenDoc.Yn.Lt